Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng đột quỵ xảy ra do nắng nóng thúc đẩy các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ.
Theo dó, nắng nóng có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ, nhưng nó giáp tiếp đưa đến hậu quả thông qua các vấn đề, bệnh lý khác.
Vì sao trời nắng nóng dễ gây đột quỵ?
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ đột quỵ và yếu tố nhiệt độ có mối liên hệ với nhau. Trong đó, nhiệt độ môi trường tăng cao là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Nguy cơ đột quỵ có thể tăng thêm 10% ở một số đối tượng khi nền nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C.
Nắng nóng khiến thân nhiệt tăng, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể sẽ bị mất nước, kết cấu máu cô đặc, kết dính làm suy giảm khả năng lưu thông máu, tăng huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng động mạch. Từ đó, tăng nguy cơ đột quỵ.
Thân nhiệt bị tăng cao quá mức do nắng nóng cũng có thể gây rối loạn chức năng điều phối của hệ thần kinh trung ương. Điều này làm rối loạn hệ tuần hoàn máu và hô hấp, có thể gây thiếu hụt lưu lượng máu lên não.
Ngoài ra, đột quỵ do nắng nóng có thể còn do thời tiết nóng bức kéo dài gây rối loạn quá trình hoạt động của hệ tim mạch, khiến tim hoạt động kém hơn.
Lúc này, hiệu suất bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có não bị suy giảm. Người đang ở ngoài trời nắng nóng đi vào phòng lạnh đột ngột cũng nguy cơ đột quỵ, vì mạch máu bị co lại đột ngột, tăng huyết áp.
Các triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng
Triệu chứng điển hình nhất là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40oC, kèm theo ngất xỉu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, bao gồm:
- Đau nhức đầu Choáng váng, hoa mắt.
- Không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng
- Da đỏ, khô, nóng hừng
- Chuột rút, tê người
- Buồn nôn và nôn
- Tim đập nhanh
- Thở nông
- Những thay đổi về hành vi, như rối loạn tâm thần, mất phương hướng
- Phát cơn co giật, động kinh
- Ngất xỉu, bất tỉnh.
Cách phòng tránh đột quỵ do trời nắng nóng:
1. Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ
2. Ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất: Ưu tiên bổ sung các loại rau củ quả, thực phẩm giàu chất béo tốt. Một số thực phẩm giàu chất béo tốt điển hình như quả bơ, các loại hạt, cá béo, quả oliu…
3. Hạn chế để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời điểm từ 10 giờ đến 16 giờ giúp giảm nguy cơ bị sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng.
4. Trong thời gian nắng nóng, cần ưu tiên các bộ môn tập luyện trong nhà như aerobic, chạy bộ trên máy, yoga, nhảy dây… và hạn chế các loại hình vận động ngoài trời như chạy bộ, chạy xe đạp, chơi đá bóng, bóng chuyền…
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách hạn chế tình trạng đột quỵ mùa nắng nóng.
Tham gia và đồng hành cùng rau Vitec Farm nâng cao sức khỏe cộng đồng nhé!
Website: https://vitecfarm.com
===============================================
Đến ngay các siêu thị gần nhất 𝐖𝐢𝐧𝐦𝐚𝐫𝐭, 𝐄𝐦𝐚𝐫𝐭, 𝐅𝐚𝐫𝐦𝐞𝐫𝐬, 𝐆𝐒𝟐𝟓, 𝐋𝐨𝐭𝐭𝐞 𝐌𝐚𝐫𝐭…
Zalo mua hàng & hỗ trợ: 096.160.2160 – 093.828.4545
Hệ thống trang trại rau 12,000m2 chuẩn GlobalGAP tại Thủ Đức, Củ Chi, Hà Nội
Xưởng chế biến nông sản đạt chuẩn HACCP tại Thủ Đức.
===============================================